So sánh điện mặt trời áp mái và mặt đất. Nên dùng loại nào?

Điện mặt trời áp mái là phương pháp lắp đặt phổ biến nhất hiện nay bên cạnh điện mặt trời mặt đất. Cả hai phương pháp này đều mang lại nhiều lợi ích tới môi trường và kinh tế. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có những đặc điểm và ưu thế riêng. Vậy sự khác biệt giữa hai phương pháp là gì? Hệ thống nào sẽ phù hợp nhất với nhu cầu của bạn? Hãy cùng DTK Solar khám phá chi tiết trong bài viết sau.

1. So sánh điện mặt trời áp mái và mặt đất

Điện mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo có thể coi là vô tận. Việc khai thác sử dụng nguồn năng lượng này thay thế các nguyên liệu hóa thạch truyền thống như than, dầu mỏ, khí đốt… góp phần giảm ô nhiễm môi trường và hiệu ứng nhà kính.

Theo EVN, tính đến cuối năm 2023, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống đạt khoảng 80,555 MW. Trong đó, các nguồn năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời có công suất 21.664 MW (Chiếm tỷ trọng 26,9%)

dien mat troi mai nha
Cơ cấu công suất nguồn điện toàn hệ thống đến cuối năm 2023. Theo: Báo Năng lượng Việt Nam

Bạn có thể bắt gặp điện mặt trời ở bất cứ đâu. Từ mái nhà hộ gia đình, nhà xưởng, khu công nghiệp đến hệ thống điện mặt trời trong trang trại. Hiện nay, có hai hình thức lắp đặt phổ biến nhất là lắp điện mặt trời áp mái và lắp điện mặt trời dưới mặt đất.

1.1. Điện mặt trời áp mái là gì?

Điện mặt trời áp mái hay còn gọi là điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời được nhiều gia đình, doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay. Theo Điều 3 của Quyết định 13/2020/QĐ-TTg quy định: “Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 1 MW”.

dien mat troi mai nha
Hệ thống điện mặt trời áp mái của một hộ gia đình

Điện mặt trời áp mái tận dụng khoảng không gian trên mái nhà, sân thượng để làm “nền móng” nâng đỡ tấm pin. Hệ thống pin mặt trời mái nhà phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ hộ gia đình, hộ kinh doanh đến các nhà máy và xí nghiệp.

Có 3 mô hình điện năng lượng mặt trời áp mái: Điện mặt trời áp mái độc lập, điện mặt trời áp mái Hybrid, điện mặt trời nối lưới.

 

  • Điện mặt trời áp mái độc lập: Là hệ thống độc lập tách biệt hoàn toàn với hệ thống lưới điện quốc gia. Hệ thống này tạo ra điện nhờ bức xạ mặt trời và được lưu trữ vào trong ắc quy để cung cấp điện cho các thiết bị sinh hoạt. Điện mặt trời áp mái độc lập thích hợp với những nơi chưa có điện như vùng xa, vùng sâu, hải đảo.
  • Điện mặt trời áp mái nối lưới: Là hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà và nối trực tiếp với lưới điện quốc gia. Đây là hệ thống đơn giản nhưng lại tối ưu nhất về chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vì hệ thống không sử dụng hệ lưu trữ Battery Bank nên khi mất điện lưới, hệ thống này sẽ không hoạt động.
  • Điện mặt trời Hybrid: Hệ thống điện mặt trời Hybrid là sự kết hợp của điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời độc lập. Hybrid giải quyết hoàn toàn các tồn tại của hai hệ thống trên. Hệ thống này không chỉ kết nối với lưới điện quốc gia mà còn tích trữ năng lượng vào Pin lưu trữ (Battery Bank) để sử dụng khi mất điện.

 

1.2. Điện mặt trời mặt đất là gì?

Điện mặt trời mặt đất là hệ thống điện mặt trời sử dụng khung giá đỡ hoặc cột cắm sâu vào đất để nâng đỡ các tấm pin mặt trời. Hiện nay, có 2 kiểu giá đỡ được sử dụng trong lắp đặt điện mặt trời mặt đất: giá đỡ tiêu chuẩn và giá đỡ cột.

  • Giá đỡ tiêu chuẩn: Đây là phương pháp được phần lớn người dùng hiện nay sử dụng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mặt đất. Cấu trúc nhiều trụ đỡ tạo ra một bộ khung vô cùng chắc chắn để giữ các tấm pin mặt trời.
dien mat troi mai nha
Hệ thống điện mặt trời sử dụng giá đỡ tiêu chuẩn
  • Giá đỡ cột: Khác với giá đỡ tiêu chuẩn, giá đỡ cọc chỉ cần một giá đỡ duy nhất. Trụ giá đỡ này có kích thước lớn hơn trụ giá đỡ tiêu chuẩn, nhờ đó có thể nâng đỡ tấm pin an toàn. Giá đỡ cột cho phép bạn có thể điều chỉnh góc nghiêng và hướng theo ý muốn để cải thiện sản lượng điện tối ưu.
dien mat troi mai nha
Hệ thống điện mặt trời sử dụng giá đỡ cột

1.3. So sánh điện mặt trời áp mái và mặt đất

Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa hệ thống điện mặt trời áp mái và mặt đất là về vị trí và hình thức lắp đặt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết hệ thống điện mặt trời áp mái và mặt đất:

Tiêu chí Điện mặt trời áp mái Điện mặt trời mặt đất
Hình ảnh
Hình thức lắp đặt Lắp đặt bằng cách dựng dàn khung trên mái nhà, sân thượng. Sử dụng khung giá đỡ/ cột cắm sâu vào đất để nâng tấm pin
Đối tượng ưu tiên sử dụng Cá nhân, doanh nghiệp có không gian mái nhà, sân thượng đủ lớn. Cá nhân, doanh nghiệp có không gian đất trống rộng.
Cấu tạo – Tấm pin mặt trời

– Biến tần Inverter

– Hệ thống khung giàn giá đỡ áp mái

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác: Cáp điện, tủ điện đóng cắt, dây cáp DC, AC, công tơ 2 chiều…

– Tấm pin mặt trời

– Biến tần Inverter

– Hệ thống khung giàn khung giàn giá đỡ trên mặt đất

– Phụ kiện và các thiết bị điện khác: Cáp điện, tủ điện đóng cắt, dây cáp DC, AC, công tơ 2 chiều…

Chi phí Thấp hơn Cao hơn
Ưu điểm Đây là giải pháp tối ưu cho các khu có diện tích đất hạn chế:

– Tận dụng không gian mái nhà bỏ trống.

– Chi phí lắp đặt thấp nhưng mang lại hiệu suất cao do tận dụng cơ sở hạ tầng có sẵn.

– Tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ mái nhà khỏi sự tác động của môi trường như bức xạ tia cực tím, gió, mưa và tuyết.

– Có khả năng điều chỉnh hướng, độ nghiêng pin mặt trời để tối ưu hóa công suất hệ thống.

– Bảo trì dễ dàng

– Quá trình thi công lắp đặt được thực hiện nhanh chóng, an toàn hơn.

Nhược điểm – Giới hạn không gian: Những ngôi nhà có diện tích mái nhỏ sẽ không phù hợp để lắp đặt mặt trời áp mái. Việc lắp đặt số lượng pin quá ít sẽ không tạo đủ điện năng để sử dụng các thiết bị trong nhà.

– Đòi hỏi ngôi nhà phải mới, chắc chắn. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bảo trì, nâng cấp hệ thống trong tương lai.

– Khó khăn bảo trì, bảo dưỡng nếu hệ thống bị hư hỏng.

– Kém hiệu quả vì tấm pin đã được gắn cố định trên mái và không thể lúc nào cũng nhận ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.

– Lỗ khoan trên mái có thể bị rò rỉ nước vào nhà khi trời mưa.

– Tốn kém chi phí vật liệu, nhân công

– Tốn diện tích đất trống

– Phụ thuộc vào loại đất, địa thế ngôi nhà

– Khả năng các vật lạ rơi vào tấm pin cao hơn

– Nếu bố trí thấp có thể bị hạn chế bởi bóng râm của các tòa nhà khác, cây cối…

 

3. Nên lựa chọn điện mặt trời áp mái hay mặt đất?

 

Việc lựa chọn giữa điện mặt trời áp mái và mặt đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích, ngân sách, mục đích sử dụng hay điều kiện địa lý.

Nên đầu tư vào hệ thống này nếu bạn có diện tích mái nhà rộng, mong muốn tiết kiệm chi phí đầu tư. Ngược lại, nếu bạn có diện tích đất lớn, muốn tối ưu hóa hiệu suất và dễ dàng bảo trì, hệ thống điện mặt trời mặt đất sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Dù lựa chọn hệ thống nào, việc chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời là một bước đi đúng đắn để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí lâu dài.